Để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về Sáp ong tự nhiên và phương pháp nấu sáp ong nguyên chất. Highland Bee xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết thú vị sau đây. Mong rằng các bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích cho bản thân và chia sẻ nó cho bạn bè, người thân của bạn.
Tổ ong tự nhiên |
1. Thành phần, đặc tính của sáp ong mật tự nhiên:
Sáp ong tự nhiên thực chất là dẫn xuất của một số loại axit không no và no, có lượng phân tử khá lớn, trong đó các axit tự do lên tới 50 hợp chất, trong đó 75% là các este, 12-15% là hidrat cacbon, 13-15% acid béo tự do. Nhiệt độ nóng chảy của sáp ong nguyên chất khoảng 61-65°c. Sáp ong thiên nhiên có đặc tính chỉ tan mỡ, dầu, tinh dầu, dầu thông, cacbua disunfua, xăng, không tan trong nước, dễ thay đổi màu sắc trong môi trường kiềm tính như đun chung với xà bông và nước.
2. Sáp ong thô trong tự nhiên và phương pháp chế biến thành sáp ong nguyên chất:
Sáp thô thực chất là nguyên vẹn tổ của con ong, là loại sáp chưa qua công đoạn nấu hay đưa vào tinh chế thành sáp ong nguyên chất. Trên thực tế thì đó là một số loại sáp sau đây: sáp cắt vít náp, sáp bánh tổ và sáp lưỡi mèo,… Muốn có được gần lkg sáp ong nguyên chất chúng ta phải nấu và tinh chế 15-17 cầu của loài ong Ý hay phải dùng đến 23-27 cầu của loài ong nội. Nếu muốn thu hoach được sáp ong chất lượng phải có kế hoạch khai thác đúng cách sáp ong. Bảo quản và thực hiện chế biến nhanh chóng, kịp thời, kiên quyết tránh cho sâu phá tổ ong xâm nhập vào sáp. Thiết kế đặt cầu nhằm thu sáp ong hiểu quả: Khi vụ mật diễn ra, chú ý thay cầu mới và nhanh chóng loại cầu cũ. Chú ý, tận thu các loại sáp ong trên cầu ong, trên thước, sáp vụn và trên phần mủ chúa. Bạn cần biết rằng, sáp ong thô đã vắt mật để một thời gian dài sẽ bị mốc và một số loài sâu phá hoại tổ sẽ tấn công. Nếu chần chừ thì sẽ thu được hàm lượng sáp rất ít và không đạt chất lượng, chính vì vậy cần thu gom đến đâu, nấu sáp ong đến đó.
Tổ ong |
3. Sử lý, bảo quản và chế biến sáp thô tại cơ sở nuôi ong mật:
Phương pháp nấu sáp và tinh chế sáp ong dễ dàng, đơn giản và nhiều người nuôi ong làm nhất hiện nay là:
Thực hiện bẻ sáp thành miếng nhỏ 2-4cm x 5-6cm, tiếp tục nấu cho sáp ong tan ra, cho ít nước vào nồi để tránh cháy nồi, bén nồi khi nấu. Tiếp tục, lấy sáp đang nấu ra ép bằng các dụng cụ ép với dụng cụ ém sáp, rồi lại tiếp tục cho sáp vào nấu, tiếp tục làm đi làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi ép đc lượng sáp ong mịn, dẻo quánh và loại bỏ gần như các tạp chất. Khi chúng ta nấu xong chúng ta sẽ thu được dung dịch sáp ong, tiếp tục chúng ta để sáp ong lắng trong chậu. Sau một thời gian, phần cặn bã sẽ tiếp tục lắng hết xuống dưới, cắt bỏ phần cặn bã dưới đáy của phần sáp ong đã lắng, tiếp tục, nấu và lọc thật kĩ bằng lưới sau đó thì chúng ta đã có thể đổ vào khuôn theo kích thước mong muốn, bên trong khuôn bôi 1 lớp mật ong để khi sáp khô dễ dàng bóc ra. Chú ý, nấu sáp ong đã chảy ở ngọn lửa nhỏ nhằm tránh khỏi hoả hoạn có thể sảy ra do sáp trào ra bên ngoài, ngoài ra chúng ta vẫn giữ được màu sắc đẹp mắt, tính chất dẻo, độ ẩm của sáp ong.
4. Sử dụng sáp ong đã nấu để sản xuất tầng chân.
Có một điều đặc biệt rằng, Sáp ong nội thông thường sẽ có một màu sắc khá đẹp, độ dẻo của sáp ong rất thích hợp trong chế tạo tầng chân của loại ong nội. Vấn đề cần chú ý, khi chế tạo tầng chân tuyệt đối không dùng loại sáp ong lấy ở đàn ong kém sức khoẻ hay bị bệnh. Vì vậy, chế tạo tầng chân cần thiết phải biết rõ chính xác nguồn gốc, tính chất, chất lượng của sáp ong, Chỉ cần 1kg sáp ong tốt thôi cũng có thể làm được tới 17-20 tầng chân của loài ong nội. Loại sáp có chứa lẫn chất bẩn, tạp chất, khi làm tầng chân thì nhất thiết cần phải đưa vào lọc lại thật sạch. Hiểu quả sản xuất tầng chân cũng thấp hơn nếu sử dụng loại sáp ong kém chất lượng.
Tầng chân |
Một số yêu cầu về chất lượng của tầng chân:
- Tầng chân của ong phải rõ gờ, không lệch đáy, phần đáy đều các cạnh.
- Màu sắc tươi tắn, vàng tươi, nếu ta thấy tầng chân dường như có màu ngả sang trắng là do sáp ong được nấu đi nấu lại quá nhiều lần khiến sáp đổi màu.
- Sáp để làm tầng chân dẻo, khi cắt thì vệt cắt phẳng, nhẵn, mịn.
- Đúng kích thước, đều đặn, lỗ ngay ngắn phù hợp.
- Xấy thật khô và ngăn cách các tầng chân đã làm bằng giấy mỏng, sử dụng hộp xốp hoặc hộp bìa để đựng số tầng chân đã làm.
5. Bảo quản kĩ lưỡng sáp ong tránh hư hỏng, giảm chất lượng.
- Đặt sáp ong trong hộp mềm, kín. Để nơi khô ráo.
- Hạn chế tối đa việc xếp quá nhiều hộp đựng sáp ong lên nhau.
- Bảo quản cận thận tránh sáp ong bị cứng, mốc hay bị côn trùng cắn.
0 nhận xét:
Post a Comment